Thực tế chuyên môn lớp CH22 cao học ngành Quản trị kinh doanh


02/01/2024 17:13  293

Thực hiện Kế hoạch đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh của trường Đại học Thủ Dầu Một (TDMU). Lớp Cao học Quản trị Kinh doanh khóa 22.1 (CH22QT01) do PGS.TS. Nguyễn Văn Chiến – Giám đốc CTĐT thạc sĩ Quản trị kinh doanh dẫn đoàn đã học tập kinh nghiệm tại các doanh nghiệp khởi nghiệp trong chương trình OCOP được triển khai tại tỉnh Lâm Đồng.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lâm Đồng, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (One Commune, One Product, gọi tắt là Chương trình OCOP) là một chương trình phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực (trí tuệ, sự sáng tạo, lao động, nguyên liệu và văn hóa địa phương...) và gia tăng giá trị, nâng cao thu nhập của cư dân nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới.

Chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ ngành Quản trị Kinh doanh đã đến học tập các mô hình khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, sản xuất và thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp công nghệ cao tại một số doanh nghiệp tiêu biểu tại tỉnh Lâm Đồng đang thực hiện triển khai Chương trình OCOP và áp dụng hoạt động sản xuất với công nghệ thông minh, hiện đại, giúp thúc đẩy năng suất lao động và tạo sự thành công cho các hoạt động khởi nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội tại địa phương.

Các doanh nghiệp khởi nghiệp thường gặp nhiều khó khăn về vốn, thiết lập chỗ đứng trên thị trường và tiêu thụ sản phẩm, là lời tâm sự của anh Châu - chủ doanh nghiệp khởi nghiệp HOANGKIM FARM. Song song với các chương trình hỗ trợ giải pháp công nghệ và tài chính cho doanh nghiệp khởi nghiệp, HOANGKIM FARM đã sử dụng công nghệ cao trong lựa chọn cây giống và hệ thống tưới nhỏ giọt Israel được cho là một bước đột phá trong việc giải quyết các vấn đề liên quan tới trồng trọt hiện nay tại doanh nghiệp.

Hình 1. Mô hình khởi nghiệp của HOANGKIM FARM       

Hình 2. Đoàn tham quan hoạt động sản xuất của doanh nghiệp

Qua làm việc và trao đổi, đoàn tham quan thực tế của trường Đại học Thủ Dầu Một nhận thấy, các hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp, ứng dụng công nghệ sản xuất thông minh, sáng tạo trong hoạt động quản trị, quản lý và là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam tới năm 2045. Từ đó, giúp học viên có định hướng kết nối, ứng dụng mô hình hoạt động tiên tiến vào hoạt động thực tế tại cơ quan, đơn vị đang công tác; nâng cao nhận thức của học viên về vai trò của chuyên ngành đang học tập và trách nhiệm đối với công việc mà mình đang theo đuổi. Từ đó góp phần tạo sự thành công của học viên trong tương lai./.

                                                                   Tác giả: Nguyễn Văn Chiến